Thoái hoá cột sống thắt lưng nên ăn gì?
1.1. Nhóm thực phẩm giàu canxi
Canxi là khoáng chất chính tạo nên xương và là yếu tố thiết yếu trong cấu tạo mô xương giúp duy trì một hệ xương khớp khỏe mạnh. Nếu bạn bổ sung thiếu lượng canxi cần thiết, khi đó cơ thể sẽ lấy lượng canxi bị thiếu hụt từ xương. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho xương mất dần canxi và ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của xương. Ngược lại, nếu bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể sẽ giúp duy trì hoạt động bình thường của khớp xương… Ở người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, bổ sung canxi giúp sửa chữa lại những tổn thương ở khớp bị thoái hóa và làm giảm các triệu chứng đau nhức. Bạn có thể tăng cường bổ sung canxi tự nhiên có trong các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như:
- Hải sản:cua ghẹ, tôm, hàu, cá… là những thực phẩm cung cấp hàm lượng canxi cao giúp hỗ trợ tái tạo cấu trúc xương được khỏe mạnh và chắc khỏe hơn.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa(như sữa chua, phô mai…): Sữa cung cấp đầy đủ năng lượng cũng như canxi hỗ trợ quá trình tập luyện và phục hồi xương khớp. Người bệnh nên lựa chọn sữa không đường hoặc sữa ít đường để tránh nguy cơ béo phì gây áp lực đến xương khớp.
- Các loại rau có màu xanh đậmnhư bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn, đậu rồng, rau bina… sẽ giúp cơ thể được bổ sung một lượng lớn canxi hàng ngày.
- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành:tuy hàm lượng canxi trong đậu nành không quá cao nhưng tác dụng chữa loãng xương của đậu này vẫn luôn được đánh giá cao. Chất genistein trong thành phần của đậu nành được ví như hormon estrogen thực vật, có khả năng giúp xương chắc khỏe hơn tương tự như estrogen sinh học. Bạn có thể chế biến đậu nành thành đậu phụ, sữa đậu nành để sử dụng hằng ngày.
- Trứng
- Hạt dinh dưỡngnhư hạnh nhân, óc chó, macca…
1.2. Nhóm thực phẩm giàu Vitamin D
Vitamin D là vi chất không thể thiếu cho sự phát triển xương. đặc biệt là D3 có vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa được lượng canxi tối đa, duy trì nồng độ canxi trong máu ở mức ổn định, giúp phòng ngừa loãng xương…
Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: các loại cá nhiều dầu (cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ…), trứng, sữa, bơ, gan cá và men bia… Một nguồn cung cấp vitamin D nữa là ánh sáng mặt trời, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hàng ngày sẽ giúp cơ thể tiếp nhận được đủ lượng vitamin D.
1.3. Các loại trái cây, rau củ giàu Vitamin C
Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, Vitamin C còn tham gia vào quá trình tổng hợp và phát triển collagen – thành phần protein chính của mô liên kết, hệ xương khớp, sụn,… Cơ thể thiếu vitamin C đồng nghĩa với quá trình tổng hợp collagen bị ảnh hưởng, gây ra vấn đề về sức khỏe xương khớp.
Ngoài ra, vitamin C là dưỡng chất giúp phục hồi các mô, đóng góp vào sự hình thành collagen, cơ thể sử dụng collagen để đẩy nhanh quá trình hình thành sụn khớp.
Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin C bao gồm:
- Các loại trái cây họ nhà cam (cam, quýt, bưởi, chanh), dâu tây, kiwi, đu đủ, dứa, cà chua, xoài, dưa hấu
- Các loại rau họ cải: bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cải bắp
- Ớt đỏ ớt xanh
- Khoai lang, khoai tây
1.4. Thực phẩm giàu Vitamin K2 giúp cột sống khỏe mạnh
Vitamin K2 được xem là vitamin “dẫn đường” của canxi. Khi Vitamin K2 kết hợp với canxi có tác dụng thúc đẩy mật độ xương, ngăn ngừa các vấn đề xương khớp, giúp cột sống luôn khỏe mạnh. Do đó, những người bị thoái hóa cột sống nên bổ sung vitamin K vào thực đơn hàng ngày.
Ngoài ra, Vitamin K2 giúp hoạt hóa osteocalcin – một protein có chức năng mang canxi gắn vào xương. Không có vitamin K2 thì bổ sung canxi nhiều cũng thành vô nghĩa.
Những thực phẩm giàu vitamin K2 bao gồm: pho mai, lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và bông cải xanh
1.5. Thực phẩm chứa Glucosamine, Chondroitin
Hợp chất Glucosamine và Chondroitin là hai dưỡng chất thiết yếu có trong xương có vai trò trong việc hình thành, phát triển và tái tạo mô sụn khớp, giúp các khớp xương hoạt động trơn tru, linh hoạt hơn. Một số loại thực phẩm chứa nhiều Glucosamine và Chondroitine như:
- Nước hầm xương ống động vật
- Các loại gân, sụn động vật
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Các loại cá biển
- Rau xanh và trái cây
1.6. Thực phẩm giàu Omega 3 giúp phục hồi tổn thương
Omega 3 là axit béo có tác dụng giảm viêm, giảm đau, hỗ trợ đắc lực cho quá trình hồi phục tổn thương do thoái hóa, nâng cao sức khỏe của sụn khớp. Omega 3 có trong các loại hạt (óc chó, hạt lanh) cá ngừ, cá hồi, súp lơ, tôm…
1.7. Thực phẩm giàu Magie
Magie là thành phần cấu tạo của khoảng 1% khối lượng khoáng chất trong xương và là khoáng chất quan trọng trong hơn 300 quá trình chuyển hóa chất của cơ thể, giúp cơ thể sử dụng protein hiệu quả.
Khi cơ thể bị thiếu magie có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị chuột rút cơ bắp, rối loạn nhịp tim, loãng xương, thoái hóa cột sống…
Magiê tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển ion canxi qua các màng tế bào. Khi cơ thể bị thiếu magie có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị chuột rút cơ bắp, rối loạn nhịp tim, loãng xương, thoái hóa cột sống….
Magie được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại hạt: vừng, hạt lanh, hướng dương
- Các loại hạt đậu: đậu hà lan, đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh
- Các loại rau xanh: cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh…
- Trái cây: kiwwi, bơ, chuối…
- Thoái hoá cột sống thắt lưng nên kiêng gì?
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm tốt cho bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng giúp giảm đau, chống viêm, phục hồi tổn thương thì bạn cũng cần chú ý đến những thực phẩm không nên ăn. Những thực phẩm không tốt cho người bệnh có thể gia tăng thêm triệu chứng đau nhức và làm cho tình trạng thoái hóa ngày càng gia tăng. Vì thế người bệnh nên tránh xa những thực phẩm dưới đây:
2.1. Các loại thịt đỏ