- THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Thoái hóa khớp gối là bệnh rất phổ biến ở cao tuổi, cũng là căn bệnh gây tàn phế cao nhất hiện nay. Bài viết này sẽ giải giúp đáp đầy đủ các thắc mắc về nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối kể trên
1. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối
Đối với bệnh lý về khớp gối, thì nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Từ 2 loại nguyên nhân này chúng ta cũng có thể biết được đối tượng nào dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.

1.1. Thoái hóa khớp gối nguyên phát
Đây là nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp gối. Do một số yếu tố sau:
- Do tuổi tác: bệnh thường xuất hiện muộn ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên, gần 80% người trên 75 tuổi). Bệnh phát triển chậm ở một hoặc nhiều khớp xương. Khi tuổi cao các sụn khớp gối bị bào mòn, khả năng chịu đàn hồi và chịu lực kém.
- Do nội tiết và sự chuyển hóa cơ thể (mãn kinh, đái tháo đường): Khi nội tiết cơ thể thay đổi làm giảm đi lượng nội tiết tố (nữ) trong cơ thể gây ra các bệnh lý về xương khớp.
- Do di truyền: Những người mà có người trong gia đình quan hệ cận huyết như bố mẹ đẻ, anh chị em ruột đã bị thoái hóa khớp gối thì họ cũng có nguy cơ cao mắc.
1.2. Thoái hóa khớp gối thứ phát
Thoái hóa khớp gối thứ phát thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra gồm:
- Giới tính và hormone: Bệnh hay gặp ở nữ giới, có thể liên quan đến hormon estrogen
- Chủng tộc: Trong một số nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ THK gối ở nữ giới là người Mỹ gốc Phi cao hơn chủng tộc khác (nhưng không đúng với nam giới)
- Do các chấn thương: các chấn thương ở khớp gối ảnh hưởng đến dây chằng, gân, túi hoạt dịch quanh khớp gối khiến trục khớp thay đổi. Một số chấn thương phổ biến như: rách dây chằng trước, tổn thương sụn, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè, gãy xương khớp, can lệch…
-
Lười vận động: Đây là thói quen của rất nhiều người trẻ tuổi đặc biệt là những nhân viên văn phòng. Lười vận động lâu ngày dẫn đến các khớp xương kém linh hoạt, dây chằng bị chùng và kém đi. Điều này lý giải cho việc tại sao mà tình trạng thoái hóa khớp gối đang ngày một gia tăng ở những người trẻ tuổi. Theo thống kê có đến 30% tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối do thói quen lười vận động.
-
Ngồi xổm : Ngồi xổm là thói quen của rất nhiều người Việt và đặc biệt là phụ nữ. Động tác này làm cho khớp gối bị kéo căng ra, cả cơ thể và phần mông sẽ bị trồi ra phía sau mà không được nâng đỡ. Lúc này thì khớp gối sẽ phải chịu trách nhiệm gồng để chống đỡ. Thực hiện động tác này thường xuyên sẽ làm đầu gối bị thoái hóa nhanh hơn.
- Thói quen ngồi xổm có thể làm tình trạng thoái hóa khớp gối tiến triển nhanh hơn
- Béo phì hay sự tăng cân quá nhanh: Điều này sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp, lâu dần làm xương khớp bị đè nén, biến dạng.
- Dinh dưỡng: Thiếu vitamin D cũng góp phần nguy cơ thoái hóa khớp gối
- Do bẩm sinh: Một số trường hợp người bị thoái hóa khớp gối thứ phát bẩm sinh như khớp gối quay ra ngoài, khớp gối quay vào trong, khớp gối quá duỗi…
- Do tổn thương viêm khác tại khớp gối như viêm khớp thấp (bệnh tự miễn, ảnh hưởng tất cả các khớp cơ thể, trong đó có khớp gối), viêm cột sống dính khớp, viêm mủ, bệnh gout, chảy máu trong khớp…
3.3. Yếu tố khiến thoái hóa khớp gối trầm trọng hơn
Các yếu tố nguy cơ khiến bệnh thoái hóa khớp gối trở nên trầm trọng hơn như:
- Thường xuyên đi giày cao gót: Việc thường xuyên đi giày cao gót có thể gây ảnh hưởng ở đầu gối mỗi khi đi bộ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp và khiến bệnh thoái hóa khớp gối thêm trầm trọng.
- Tập thể dục ở cường độ cao: Tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa khớp nhưng tập thể dục ở cường độ cao sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng phát triển trầm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên duy trì thói quen tập thể dục ở mức độ thấp để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Lối sống không lành mạnh: Một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học góp phần làm giảm triệu chứng bệnh thoái hóa. Ngược lại, nếu bệnh nhân không biết cách chăm sóc bản thân, thường xuyên thức khuya hoặc uống rượu, hút thuốc lá,… có thể khiến thoái hóa khớp gối trở nên phức tạp.
- Tăng cân: Thừa cân là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Vì vậy, để kiểm soát bệnh và ngăn chặn biến chứng, bệnh nhân nên chú ý trọng lượng cơ thể. Tốt nhất nên duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp theo khuyến cáo của bác sĩ.